Tìm hiểu chi tiết cấu tạo thang máy mà bạn cần biết

 Cấu tạo thang máy như thế nào, chi tiết gồm những gì đang là câu hỏi và thắc mắc của nhiều người. Có thể thấy, thang máy ngày nay càng trở nên phổ biến, nhất là trong các tòa nhà lớn. Không chỉ vậy, cũng có rất nhiều gia đình sử dụng thang máy trong nhà để việc di chuyển được thuận tiện hơn. Vậy, đã bao giờ bạn thắc mắc cấu tạo của thang máy như thế nào chưa? Hy vọng với những chia sẻ của Thang Máy Đức Minh ngày hôm nay sẽ giúp bạn hiểu rõ và chi tiết hơn về cấu tạo của thang máy.

Cấu tạo thang máy

Cấu tạo chi tiết của thang máy

Nội Dung

Chi tiết cấu tạo thang máy

Trên thực tế, cho dù đó là cấu tạo thang máy trục vít, không hố pit, hay chung cư đi chăng nữa. Thì cũng đều có cấu tạo gần giống nhau.

Do đó, dựa vào công trình, nhu cầu sử dụng và chi phí của sản phẩm mà ta có thể lựa chọn loại thang máy thích hợp cho mình. Dưới đây, Đức Minh xin chia sẻ kỹ hơn về cấu tạo của thang máy có phòng máy và không có phòng máy.

Cấu tạo thang máy có phòng máy 

Cấu tạo thang máy có phòng máy bao gồm một số bộ phận như:

  • Bộ giảm chấn: đây là một thiết bị an toàn. Nó có chức năng để dừng cabin hoặc đối trọng khi chúng đi xuống quá giới hạn cho phép
  • Cabin: Đây là khoang có chức năng để vận chuyển hành khách hoặc hàng hóa
  • Khung đỡ cabin: Có chức năng để đỡ cabin
  • Xích bù trừ: Có chức năng là giúp bù trừ khối lượng cáp tải
  • Tủ điện: giúp điều khiển cabin
  • Đối trọng: giúp cân bằng cabin
  • Bộ chống quá tốc: giúp phát hiện quá tốc
  • Cáp của bộ chống quá tốc: kết hợp với với bộ chống quá tốc để kích hoạt thắng cơ.
  • Puly căng cáp của bộ chống quá tốc: giúp tạo được độ căng thích hợp cho cáp 
  • Ray dẫn hướng: để hướng dẫn cho cabin và đối trọng di chuyển theo chiều thẳng đứng
  • Shoe dẫn hướng: có chức năng dẫn hướng cabin và đối trọng chạy dọc theo ray dẫn hướng
  • Bộ truyền cửa tầng: có chức năng là để mở và đóng cửa tầng
  • Bộ báo tải: giúp xác định tải trọng của cabin
  • Máy kéo: để di chuyển cabin bằng cáp tải
  • Cáp hành trình: để cung cấp tín hiệu và nguồn điện cho cabin
  • Và còn một số bộ phận khác như: thắng cơ, cáp tải…

Cấu tạo của thang máy có phòng máy

Cấu tạo của thang máy có phòng máy

Cấu tạo thang máy không phòng máy  

Cấu tạo thang máy loại này bao gồm một số bộ phận như: 

  • Bộ giảm chấn: có chức năng để dừng cabin hoặc đối trọng khi chúng đi xuống quá giới hạn cho phép và hấp thụ chấn động của cabin hay khi đối trọng bị vào thiết bị này. 
  • Cabin: Đây là khoang để vận chuyển hàng khách hoặc hàng hóa
  • Bộ truyền cửa cabin: để mở và đóng cửa cabin
  • Khung an toàn trên đầu cabin: được sử dụng để ngăn người làm việc tránh bị rơi xuống hố thang máy khi bảo trì hoặc kiểm tra trên đầu cabin
  • Tủ điện: có chức năng là điều khiển hoạt động của thang máy
  • Đối trọng: giúp cân bằng khối lượng cabin
  • Bộ chống quá tốc: dùng để phát hiện quá tốc
  • Cáp của bộ chống quá tốc: bộ phận này sẽ được nối với bộ phận chống quá tốc để kích hoạt thắng cơ
  • Puly căng cáp của bộ chống quá tốc: giúp tạo độ căng thích hợp cho cáp của bộ chống quá tốc
  • Cáp hành trình: có chức năng để cung cấp tín hiệu và nguồn điện cho cabin
  • Và còn một số bộ phận khác…

Trên đây, Thang máy Đức Minh đã chỉ ra cho quý bạn đọc về cấu tạo thang máy có phòng mà không có phòng. Ngoài ra, nếu quý khách hàng muốn tìm hiểu về cấu tạo thang máy chung cư hay cấu tạo thang máy thủy lực hoặc cấu tạo thang máy gia đình… Thì hãy liên hệ ngay đến Đức Minh chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ nhanh nhất nhé!

Cấu tạo thang máy không phòng máy

Cấu tạo thang máy không phòng máy

Cách sử dụng thang máy để đạt hiệu quả và an toàn 

Trên thực tế, đã không ít những trường hợp xảy ra sự cố thang máy khi sử dụng. Vậy, để thang máy hoạt động hiệu quả và an toàn, ngoài việc biết được cấu tạo thang máy, chúng ta cần lưu ý một số điều sau đây:

  • Hãy cho thang máy chạy từ tầng thấp nhất đến tầng cao nhất để kiểm tra thang máy có hoạt động ổn định và êm ái không
  • Cần phải kiểm tra rằng cửa ở mỗi tầng không bị hư hại và hoạt động đóng – mở diễn ra bình thường
  • Cần tiến hành kiểm tra rằng không có bụi bẩn và vật lạ nào trên các rãnh sill cửa cabin hay cửa vào.
  • Tiến hành kiểm tra các thiết bị đảo chiều cửa như cảm biến cửa điện tử có hoạt động bình thường hay không
  • Không được để bụi bẩn hoặc hư hại trên các màn hình ở các bảng hiển thị tầng và cabin
  • Không được để bụi bẩn hoặc hư hại trên nút gọi tầng và bảng điều khiển trong cabin 
  • Đèn cabin và đèn chiếu sáng khẩn cấp phải luôn hoạt động bình thường
  • Hãy liên hệ tới đơn vị bảo trì thang máy uy tín nếu hố thang máy đã bị hỏng hoặc có thể bị ngập nước. 
  • Chỉ nên đưa thang máy vào hoạt động khi chúng ở trong trạng thái kỹ thuật tốt và phải đảm bảo được các yêu cầu thẩm định của cơ quan nhà nước.
  • Hãy nên bảo dưỡng thang máy định kỳ bởi những đơn vị cung cấp dịch vụ chất lượng và uy tín
  • Không nên tự ý sửa chữa thang máy khi không có giám sát của kỹ thuật viên hoặc bạn không phải là người có chuyên môn
  • Tải trọng trong cabin cần được sắp xếp cân đối ở trên bề mặt sàn. 
  • Phải tuân thủ mọi nội quy khi sử dụng thang máy. 
  • Cần có biện pháp bảo vệ khi vận chuyển các hàng hóa có khả năng gây cháy nổ cùng với người.

Sử dụng thang máy đúng là điều vô cùng quan trọng

Sử dụng thang máy đúng là điều vô cùng quan trọng

Như vậy, qua bài viết trên của Đức Minh (thangmayducminh.com), quý bạn đọc đã hiểu hơn về cấu tạo thang máy, đúng không nào. Hy vọng với những thông tin này sẽ giúp bạn hiểu hơn về cấu tạo thang máy đơn giản hay cấu tạo thang máy kính… Do, các loại thang máy gần như có cấu tạo giống nhau. Từ đó sẽ giúp bạn lựa chọn được loại thang máy phù hợp nhất. Đồng thời biết cách sử dụng thang máy an toàn và hiệu quả hơn.

Kỹ năng thoát hiểm: Những kỹ năng sinh tồn khi thang máy bị kẹt

Đánh giá post

Leave a Reply